Bếp nhà là một nơi kì diệu. Nơi có những món ăn ngon, tiếng cười, tiếng nói chuyện xào xáo. Nơi có bếp lò ấm cúng, dĩa thức ăn nghi ngút khói, là nơi bụng mình no căng còn tâm trí thì hạnh phúc.
Ấy thế nên nhiều gia đình xem trọng bếp hơn bất cứ không gian nào trong nhà. Vì bếp là nơi có nhiều kỷ niệm, nhiều thời gian sử dụng, nên khi chọn loại vật liệu để ốp tường bếp, chúng mình cũng đắn đo suy nghĩ. Làm sao để tường bếp luôn được sạch sẽ, dễ lau chùi vệ sinh, và luôn tươi mới? Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình, mà iDecal gợi ý những loại vật liệu dùng riêng cho bếp như:
Danh sách 6 vật liệu ốp bếp được ưa chuộng 2023
1. Sơn tường
Vật liệu cơ bản nhất là nước sơn. Nếu bạn chưa biết làm gì, thì cứ sơn tường thôi. Sơn cũng là vật liệu khá rẻ, dễ thay đổi màu sắc nếu cần, dễ tân trang lại. Tường sơn bền bỉ, có thể dùng được từ 3-6 năm không hư hỏng.
- Ưu điểm: Nhiều màu, dễ thay thế, có rất nhiều thương hiệu lớn đáng tin cậy để chọn sơn (Dulux, Jotun, My Color, Kova, Dubai, Nipton, Bạch Tuyết…)
- Khuyết điểm: Mất nhiều thời gian vệ sinh sau khi sơn lại, chỉ có màu trơn, không có họa tiết.
2. Đá hoa cương, đá cẩm thạch
Vật liệu đá được xem là vật liệu ốp bếp sang trọng, mang lại cảm giác sạch sẽ, bóng loáng. Mỗi loại đá sẽ có một kiểu vân khác nhau, vân sọc chấm hoặc kết hợp, tạo cảm giác dịu mắt, làm nổi bật món ăn.
- Ưu điểm: Tuổi thọ cao, dễ lau chùi vệ sinh, nhờ bề mặt láng mang lại cảm giác sạch sẽ.
- Khuyết điểm: Giá thành cao, khó thi công và thay thế.
3. Gạch men, Gạch bông, Gạch Moisaic
Các loại gạch có thể đáp ứng được hầu hết mọi khách hàng cá tính, bởi nó có thể là gạch trơn, gạch có vân, gạch có hoa (gạch bông), gạch thẻ màu, gạch mosaic (gạch viên nhỏ)… với đủ kích cỡ, màu sắc, hình dạng (vuông tròn, tứ giác, lục giác), cách sắp xếp màu sắc.
Gạch bông ốp bếp
- Ưu điểm: Tuổi thọ cao, gạch men chống nước sẽ dễ vệ sinh hơn dạng gạch bông xi măng truyền thống.
- Khuyết điểm: Giá thành cao, thi công phức tạp, khó thay đổi.
4. Kính cường lực
Kính cường lực là vật liệu tân tiến mới được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cửa kính trước khi dùng để ốp bếp. Kính cường lực có khả năng chịu nhiệt, chịu va đập cao, nếu vỡ sẽ phân thành các hạt nhỏ không sắc nhọn, không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Kính cường lực có nhiều màu, được lắp ráp liền mạch, tạo cảm giác rộng rãi cho không gian hẹp.
Kính cường lực
- Ưu điểm: Nhiều màu sắc tươi sáng, dễ vệ sinh, có thể dùng các chất tẩy rửa mà không ảnh hưởng đến bề mặt.
- Khuyết điểm: Khó thi công, khó thay đổi.
5. Tấm nhựa ốp bếp: tấm nhựa PVC, tấm Alu, tấm Mica
Khác với các vật liệu trên, các loại tấm nhựa PVC hiện nay có khả năng chịu nhiệt, không dễ nứt vỡ. Các tấm nhựa có thể giả các loại vật liệu khác nhau như gạch, đá, gỗ… phù hợp nhu cầu sở thích của gia đình.
Tấm ốp PVC vân đá
- Ưu điểm: Nhiều sự lựa chọn màu sắc, vân, hoa văn.
- Khuyết điểm: Khó thi công, khó thay đổi.
6. Decal nhựa PVC, Decal gạch bông, Decal giả gạch
Tấm PVC mỏng, có keo sẵn, hay còn gọi là Decal, nay đã trở thành một trong những loại vật liệu nội thất đa dụng, có thể sử dụng ở nhiều loại công trình và không gian khác nhau. Nhưng được ưa chuộng nhất, vẫn là dùng để dán tường bếp.
Decal gạch bông nhựa in hoa văn chống nước, dễ lau chùi, có thể ứng dụng nhiều loại họa tiết, hoa văn, giả các loại gạch đá với vân mỹ thuật 3D khác nhau.
Decal gạch bông
- Ưu điểm: Decal có keo sẵn, dễ thi công, dễ thay đổi, khi đã cố định trên mặt phẳng, dễ dàng lau chùi, vệ sinh, có nhiều loại mẫu mã khác nhau. Có thể dán lên các bề mặt gạch đá, gỗ, kính, mica để thay đổi không gian.
- Khuyết điểm: Bề mặt dán quyết định độ bền của keo Decal (bề mặt không được ẩm, dơ, bám bụi hoặc bong tróc)
Trên đây là các loại vật liệu cũ – mới được ứng dụng vào ốp bếp. Mỗi loại vật liệu sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Bạn hãy nhờ chuyên gia hoặc kiến trúc sư nội thất tư vấn để dùng loại vật liệu phù hợp với bạn nhất nhé!